A7-KDQT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÁC BẠN ƠI CÙNG CHUNG SỨC XÂY DƯNG DIỄN ĐÀN NGÀY MỘT LỚN MẠNH NHÉ!
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Tự hào dân tộc ? Nên suy nghĩ như thế nào

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Doanh nhân từng trải
Doanh nhân từng trải
Admin


Tổng số bài gửi : 95
Age : 34
Đến từ : Hà Nội
Registration date : 14/02/2008

Tự hào dân tộc ? Nên suy nghĩ như thế nào Empty
Bài gửiTiêu đề: Tự hào dân tộc ? Nên suy nghĩ như thế nào   Tự hào dân tộc ? Nên suy nghĩ như thế nào EmptyWed Mar 05, 2008 10:05 pm

Mình vừa đọc một bài viết của một em trên diễn đàn arms.Đọc xong vừa buồn vừa thấy hoài nghi ,chẳng nhẽ đây là suy nghĩ của 9 x hay sao?
Từ lâu nay, ai cũng cho rằng Việt Nam là một dân tộc bất khuất, anh dũng trong đấu tranh dành độc lập cho đất nước... Đó cũng chỉ là sự nhận xét phù phiếm bên ngoài. Việt Nam giỏi trong chiến đấu. Nhưng trong thời bình, Việt Nam, mà cụ thể hơn là những con người Việt Nam đã làm được những gì ?
Hoá ra từ bấy lâu nay chúng ta vẫn ôm trong mình cái ảo mộng về 1 dân tộc có sức mạnh "vô địch". Chúng ta chiến thắng thực dân Pháp, chiến thắng đế quốc Mỹ, hai cường quốc quân sự có tiềm lực thuộc loại mạnh nhất thời bấy giờ. Và đó là lý do để chúng ta không ngớt lời ca ngợi bản thân mình bằng mọi cách, từ những phóng sự cho đến cả quyển sách giáo khoa, lúc nào cũng thấy "chỉ huy tài tình, tính đoàn kết cao, quân dân đồng lòng" ( cái này ai hay làm bài thi lịch sử mà có câu hỏi "nguyên nhân chiến thắng" chắc chắn phải biết).
Tôi đã có lần được nghe thày giáo kể lại về câu nói của một vị tổng thống Nga: "Những con người không mang trong mình lịch sử vĩ đại của dân tộc, đó là những người không có trái tim. Những con người chỉ biết nhìn vào lịch sử già cỗi để tự hào mà không có chí tiến lên là những người không có đầu óc. Loại người đấy nước Nga KHÔNG CẦN".

Thử hỏi xem liệu cả đất nước Việt Nam đông đúc với hơn 80 triệu dân này liệu có tìm ra một người có đủ bản lĩnh để nói câu đó không ? Đáng buồn thay câu trả lời lại là không.
Hệ thống tuyên truyền, giáo dục, thông tin đại chúng...ngày nay ở Việt Nam về "công nghệ" đã có một bước tiến khá dài so với thời kỳ trước. Nhưng về "nội dung", chúng ta lại thua ngay cả một nước phát xít cách đây gần 50 năm.
Đó là Nhật Bản. Hãy thử đọc xem trong một cuốn sách do những tác giả người nhật viết. Họ đã viết cái gì ? "Chúng ta là nước đã thất bại trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, chúng ta không có nhiều tài nguyên, chúng ta hay gặp thiên tai, động đất. Vì vậy các bạn cần phải cố gắng để vượt lên những bất lợi đó, để xoá mờ đi trong ký ức của nhân loại về một nước Nhật Bản hiếu chiến, già cỗi". Chắc chắn đó sẽ là những lời khích lệ, hay ít ra thì cũng là một mục tiêu thôi thúc tầng lớp thanh niên Nhật Bản phấn đấu, để ngày nay họ đã trở thành một trong những cường quốc lớn nhất thế giới !

Còn Việt Nam. Chắc hẳn ai cũng biết câu nói "vĩ đại" này (của ai nhỉ): đất nước ta có rừng vàng, biển bạc !

À, ra là thế. Vậy thì chúng ta cố gắng làm gì, chúng ta quyết tâm làm gì. Rừng vàng mà, biển bạc mà. Với lại rừng và biển thì Việt Nam đâu có thiếu. Nhiều vàng bạc thế thì phấn đấu làm gì cho mệt.

Vậy qua ví dụ trên, bạn đánh giá được gì về người "Việt Nam" thời đại ngày nay: ích kỉ, mưu lợi cá nhân, không có tinh thần trách nhiệm.
Còn gì nữa ?
Những nông dân nuôi tôm ở Thanh Hoá. Qua một số mùa tôm thất bại, họ đang chán nản với công việc thì một công ty nước ngoài đã đến với đề nghị: sẽ cung cấp vốn cho vay ban đầu, cung cấp giống, cung cấp thức ăn, cung cấp thuốc phòng dịch...cho các hộ này để nuôi giống tôm mới, với điều kiện sau khi lứa tôm đã đến kỳ, thì phải bán lại cho họ. Rõ ràng những người nông dân Việt Nam đã được hưởng lợi quá nhiều với hợp đồng này: không phải lo về đầu tư bước đầu, nhưng nhất là sau khi đến lứa họ sẽ bán ngay được sản phẩm, chứ không phải lo về đầu ra như những mùa tôm trước.

Nhưng hãy xem những con người "made in Viet Nam" phá hợp đồng như thế nào. Sau khi đến lứa tôm, mùa này họ quả thật thành công. Tôm to, khoẻ như trâu, nhất là rất được giá. Và thế là "quên phắt" những công ty nước ngoài "ngây thơ khốn khổ" kia, các chàng nông dân nhà ta đã bán bay lứa tôm này ra ngoài, với giá cao hơn. Các công ty nước ngoài đã khởi kiện, nhưng tôi ko tìm được thông tin về kết quả của vụ này

Vậy thêm được kết luận gì nữa đây: người Việt Nam là những người không biết giữ chữ tín, không tôn trọng lời nói của mình ( nói trắng ra là không tôn trọng bản thân mình), đôi mắt chỉ nhìn được gần chứ chẳng thể vươn xa được ( liệu họ có biết, nếu phá hợp đồng từ mùa tôm đầu tiên này, sang mùa sau, họ sẽ lấy giống, lấy thức ăn, lấy thuốc phòng dịch ở đâu. Nên nhớ do đây là giống tôm được nuôi thử nghiệm nên những thứ trên không hề dễ kiếm ở Việt Nam), và họ sẽ lại quay lại với cuộc sống nghèo khổ xưa . Đáng đời lắm "người Việt Nam" kia affraid

Thêm một ví dụ nữa nhé ( đúng là để hiểu vấn đề thì không có cách nào dễ hơn là xem ví dụ).

1 tổ chức cứu trợ của Mỹ làm việc tại Việt Nam, trong một lần thiên tai bão lụt đã chi khoản tiền khá lớn để giúp nhân dân những vùng bị nạn. Họ quyên góp với mục đích 100% số tiền sẽ được chuyển thành hiện vật có giá trị tương ứng để trao cho người dân. Nhưng họ đã lầm vì những tổ chức nhân đạo "made in Viet Nam" đã làm việc theo kiểu khác. 20% trong số tiền sẽ được chi để trả lương cho những nhân viên cứu nạn. 20% số tiền sẽ dùng để đưa vào chi phí phân phát, đi lại, 20% số tiền sẽ được đưa vào quỹ dự phòng (mà ai chẳng biết cái quĩ đấy rốt cuộc chỉ vào tay mấy tên trưởng làng tham lam chứ đời nào đến được tay người dân), và chỉ 40% còn lại là tiền hàng cứu trợ.

Rút ra được điều gì: nước Việt Nam không có được một tổ chức nào cho ra hồn, không có một tổ chức nào hoạt động đúng với chức năng của nó, không đi đúng tư tưởng nhân đạo mà chỉ lo nhét tiền vào túi mình. Thử hỏi tổ chức nhân đạo trên hàng tháng vẫn "ngốn" ngân sách của nhà nước để hoạt động, vậy thì họ cần thêm những khoản "ăn ở", "đi lại" kia để làm gì. Hỏi thế mà cũng hỏi. Để cho vào túi chứ còn làm sao. Tại sao vậy ? Vì họ là người Việt Nam mà......
Hic hic hic .....hu hu hu 06 Mình cũng alf người Việt Nam mà .Tổn thương wa 36
Dù sao cũng pảhi công nhận em này viết khá hay.Đọc cũng thấy hơi đung đúng
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/crab_and_fish_3012
 
Tự hào dân tộc ? Nên suy nghĩ như thế nào
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thương hiệu mạnh có ý nghĩa gì?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
A7-KDQT :: Diến đàn kinh tế trẻ :: Sự kiện-
Chuyển đến