A7-KDQT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÁC BẠN ƠI CÙNG CHUNG SỨC XÂY DƯNG DIỄN ĐÀN NGÀY MỘT LỚN MẠNH NHÉ!
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Bong bóng và sụp đổ - Đại khủng hoảng 1929

Go down 
Tác giảThông điệp
panda_ceo
Phó chủ tịch hội đồng quản trị
Phó chủ tịch hội đồng quản trị
panda_ceo


Tổng số bài gửi : 112
Age : 35
Đến từ : FTU
Registration date : 14/02/2008

Bong bóng và sụp đổ - Đại khủng hoảng 1929 Empty
Bài gửiTiêu đề: Bong bóng và sụp đổ - Đại khủng hoảng 1929   Bong bóng và sụp đổ - Đại khủng hoảng 1929 EmptyFri Feb 22, 2008 10:58 pm

Khủng hoảng bất động sản Florida dường như không tác động quá nhiều đến niềm tin và sự kỳ vọng của người dân Hợp Chủng Quốc vào một giai đoạn thịnh vượng. Thị trường chứng khoán vẫn được coi là không có rủi ro, không phải tư duy, mọi thứ ở đó đều "đi lên". Đó là lý do mà rất nhiều người đã đổ toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình vào thị trường chứng khoán mà không cần phải tìm hiểu xem hệ thống đó hoạt động thế nào và công ty mà mình mua cổ phiếu đang vận hành ra sao. Với quá nhiều nhà đầu tư hoàn toàn thiếu kiến thức, thị trường cũng xuất hiện rất nhiều những mánh khóe đầu tư, thậm chí cả lừa đảo. Chuyên viên ngân hàng đầu tư, nhà môi giới, chuyên viên giao dịch và đôi khi cả người sở hữu chứng khoán hợp lại với nhau để kéo giá chứng khoán để rồi thoát ra sau khi đã kiếm được lời. Mánh khóe mà họ thường sử dụng là khéo léo mua đi bán lại lẫn nhau một loại chứng khoán ít được quan tâm, mỗi lần giao dịch, họ lại đẩy giá lên một chút. Khi công chúng bắt đầu phát hiện ra quá trình giao dịch và tăng giá đều này, họ sẽ quay ra mua loại cổ phiếu đang được làm giá. Khi đó, những người làm giá bán cổ phiếu, đang ở mức giá rất cao, để kiếm lời. Vòng xoáy mua đi bán lại được lặp đi lặp lại, những nhà đầu tư thiếu hiểu biết tiếp tục bán cho nhau, người bán được với giá cao hơn giá mua thì kiếm lời, người mua thì kỳ vọng cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng giá.

Những nguyên lý tâm lý hành vi tài chính cho thấy nhà đầu tư càng ít hiểu biết thì họ càng dễ bị cuốn theo ý kiến đám đông (hiệu ứng bầy đàn). Hành vi này là con dao hai lưỡi bởi chính những nhà đầu tư thiếu hiểu biết là những người dễ rơi vào tình trạng lo sợ, hoảng loạn nhất. Việc tham gia hay tháo chạy khỏi thị trường của một người không có ảnh hưởng quá lớn tới thông tin hay chất lượng thị trường. Tuy nhiên chính cả đàn đang chạy theo con bò chạy nhanh nhất sẽ "dẫm đạp" và làm vỡ vụn thị trường

Trong suốt "cơn điên" trước khi xảy ra cuộc Đại Khủng hoảng, có rất nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu, bao gồm cả Roger Babson, đã dự báo về một cuộc khủng hoảng nếu tình hình không được làm dịu xuống. Điều đáng buồn là với mỗi Roger Babson, có đến bốn nhà nghiên cứu khác lại khẳng định một cách mù quáng, đảm bảo sự tăng trưởng mãi mãi của thị trường chứng khoán Mỹ.

Vào những năm 1920, nền kinh tế Mỹ vận hành với chủ trương trở thành nhà băng của thế giới, thành nhà sản xuất lương thực, sản xuất đồ dùng cho toàn thế giới nhưng sẽ mua ít nhất có thể những gì mà phần còn lại của thế giới sản xuất ra. Tất nhiên điều này tạo nên trạng thái cán cân thương mại rất có lợi cho Mỹ, những nó không thể tồn tại lâu. Mỹ thiết lập nhiều rào cản thương mại để bảo vệ hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp Mỹ, nhưng vấn đề ở chỗ nếu Mỹ không muốn mua hàng từ đối tác Châu Âu thì những đối tác đó lấy đâu ra tiền để mua hàng từ các đối tác Mỹ. Cho đến khi mà những đối tác Châu Âu thậm chí không còn đáp ứng được lãi suất cho những khoản vay từ nước Mỹ, họ không thể mua hàng nữa, thì hoạt động xuất khẩu của Mỹ sụt 30% và tiếp tục sụt giảm trong thời gian sau đó. Đây là một trong những yếu tố góp phần vào cuộc Đại khủng hoảng.

Hoạt động đầu cơ với quy mô lớn cũng hình thành nhiều vào những năm 1920. Chỉ trong năm 1929, đã có một lượng cổ phần kỷ lục là 1,124,800,410 được giao dịch trên sàn NYSE. Từ đầu năm 1928 đến tháng 9 năm 1929, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng từ 191 điểm lên 38139 điểm. Không một nhà đầu tư nào có thể bỏ qua mức lợi nhuận như vậy. Có thể lấy ví dụ về công ty RCA, công ty này có cổ phiếu tăng từ 85 lên 420 chỉ trong năm 1928, mặc dù cổ phiếu này chưa từng trả cổ tức một lần nào. Nguy hiểm hơn, với sự tăng ổn định của giá cổ phiếu, người ta bắt đầu vay để mua chứng khoán. Chẳng hạn nhà đầu tư A có thể có 10 USD và vay 75 USD từ người môi giới của mình. Nếu anh ta bán cổ phiếu khi giá là 420$ ở thời điểm một năm sau, anh ta đã biến từ 10 USD đầu tư ban đầu thành 341.25 USD (420 trừ 75 và 5% lãi suất trả cho người môi giới). Tức là lợi suất lên đến 3400%. Con số này càng thúc đẩy "cơn điên" cổ phiếu. Cho đến giữa năm 1929, tổng lượng cho vay đang lưu hành của những đơn vị môi giới là hơn 7 tỷ USD, ba tháng sau con số này là 8,5 tỷ USD. Lãi suất thanh toán cho các khoản vay này cũng tăng nhanh không kém, đạt mức 20% vào năm 1929. Cơn bùng nổ đầu cơ này hoàn toàn chỉ dựa trên những niềm tin vô căn cứ, và nó trái ngườ với sự sụp đổ khủng khiếp vài tháng sau đó cũng chính ở cơ sở, sụp đổ bắt nguồn từ sự sợ hãi.

Giá bắt đầu giảm từ tháng chín, nhưng khi đó nhìn chung nhà đầu tư nói chung vẫn rất lạc quan. Những nhà đầu cơ tiếp tục nhảy vào thị trường. Ngày thứ hai, 21/10/1929, giá bắt đầu giảm nhanh. Khối lượng giao dịch lớn khủng khiếp. Nhà đầu tư vô cùng hoang mang và sợ hãi. Nhận ra rằng giá bẳt đầu"rơi", chứ không còn tính được giảm bao nhiêu, nhiều người lao ra bán. Điều này làm cho sự sụp đổ diễn ra nhanh hơn. Giá có ổn định lại một chút vào ngày thứ ba và thứ tư, nhưng cho đến Ngày thứ Năm Đen Tối, 24/10/1929, mọi thứ đều vỡ tan. Hầu hết những nhà đầu tư lớn đều mất niềm tin vào thị trường. Tất cả nhà đầu tư đều đồng ý ở một điểm - đã hết tăng rồi. Thị trường có hồi phục lại một chút vào thứ Sáu và thứ Bảy khi một nhóm các ngân hàng lớn tham gia tham gia vào với nỗ lực cố gắng chặn lại sự sụp đổ của thị trường. Nhưng vào thứ hai tuần sau, ngày 28, giá tiếp tục giảm 13%. Ngày hôm sau, Thứ Ba Đen Tối, khối lượng lên đến 16,4 triệu cổ phần đã được giao dịch. Cổ phiếu giảm liên tục, thường xuyên không có người mua.

Cuộc đại khủng hoảng 1929 bắt đầu từ Mỹ nhưng tác động của nó ảnh hưởng trên toàn thế giới. Những hoạt động kinh tế bắt đầu suy giảm từ mùa hè năm 1929 và đến năm 1933, GDP của Mỹ giảm hơn 25%, xóa đi mọi thành quả kinh tế đạt được của 1/4 thế kỷ trước đó. Sản lượng công nghiệp bị tác động mạnh nhất, giảm đến 50%. Nền kinh tế suy thoái liên tục đến năm 1933 thì bắt đầu cải thiện trong vòng 4 năm cho đến 1937. Sau đó tiếp tục có những giai đoạn điều chỉnh lên xuống nhưng cho đến 1940 mới đạt lại mức sản lượng kinh tế trước suy thoái.

Mức thất nghiệp, không có thống kê chính thức, nhưng được chấp nhận chung là ở vào khoảng 25% vào năm 1933 và duy trì trên 14% vào những năm 1940. Tuy nhiên những con số này vẫn chưa phản ảnh hết sự thực bởi số lượng người không nhỏ, quá thất vọng, đã không còn động lực đi kiếm việc và không được tính vào thất nghiệp. Những người này thường về các vùng quê để tự kiếm sống.

Hệ thống ngân hàng cũng chứng kiến những con số "hoảng loạn" khi người gửi tiền đua nhau đi rút. Nhiều nhà băng không chịu được sức ép này, một số khác buộc phải sáp nhập, số lượng ngân hàng tại Mỹ giảm 35% trong giai đoạn 1929 đến 1933.





Tác động trực tiếp của cuộc đại khủng hoảng có thể chỉ nhằm vào một số vùng và ngành cụ thể, tuy nhiên tác động gián tiếp của nó - suy thoái, giảm sản lượng, thất nghiệp,... là những tác động xuất hiện ở tất cả các khu vực, ngành và lĩnh vực. Những người nông dân cũng phải chấp nhận giá nông sản của họ giảm trung bình còn một nửa.

Mất nhiều năm từ thời điểm Babson cảnh bảo về sụp đổ, những nhà đầu tư thiếu kiến thức cuối cùng cũng phải chấp nhận. Cuộc khủng hoảng - sụp đổ cả thị trường, kéo theo 12 năm khủng hoảng trên phạm vi toàn thế giới và chỉ kết thúc khi người ta bắt đầu cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2. Cuộc khủng hoảng này được đánh giá là "tai họa tài chính" lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Bản thân sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, dù có quy mô lớn, vẫn rất nhỏ so với hậu quả kế tiếp của một thị trường được mô tả như một "nghĩa địa" và tác động hủy hoại của cuộc khủng hoảng.
Về Đầu Trang Go down
 
Bong bóng và sụp đổ - Đại khủng hoảng 1929
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
A7-KDQT :: Diến đàn kinh tế trẻ :: Quản trị kinh doanh-
Chuyển đến