A7-KDQT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÁC BẠN ƠI CÙNG CHUNG SỨC XÂY DƯNG DIỄN ĐÀN NGÀY MỘT LỚN MẠNH NHÉ!
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Doanh nhân là ai?

Go down 
Tác giảThông điệp
panda_ceo
Phó chủ tịch hội đồng quản trị
Phó chủ tịch hội đồng quản trị
panda_ceo


Tổng số bài gửi : 112
Age : 35
Đến từ : FTU
Registration date : 14/02/2008

Doanh nhân là ai? Empty
Bài gửiTiêu đề: Doanh nhân là ai?   Doanh nhân là ai? EmptySat Feb 16, 2008 4:38 pm

Doanh nhân - nhà doanh nghiệp anh là ai? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho tư duy học thuật, phản ánh những yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội đang vận động, biên đổi phức tạp, đan xen những cơ hội và thách thức.

Về mặt kinh tế, đó là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần, đa sở hữu, theo đó là một hệ thống chính sách ngày càng đồng bộ nhằm phát triển kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân. Với luật Doanh nghiệp được ban hành, chỉ trong một thời gian ngắn đã có hàng chục ngàn doanh nghiệp mới được thành lập và hoạt động, và số lượng các doanh nhân cũng gia tăng tương ứng.

Các doanh nghiệp - doanh nhân đã đạt được một tỷ trọng đáng kể trong GDP qua đó khẳng định sự đóng góp của đội ngũ này vào việc giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Từ đó, xét về mặt xã hội, đội ngũ doanh nhân đã trở thành một nhóm, một tầng lớp xã hội ngày càng đông đảo trong cơ cấu xã hội và qua hoạt động của các doanh nhân đã tạo ra hàng trăm ngàn việc làm mới, tác động đến sự dịch chuyển trong cơ cấu lao động - xã hội. Từ vai trò tác dụng của các doanh nhân đối với kinh tế và xã hội, tầng lớp doanh nhân đang xác lập vị trí của mình trong khối đại đoàn kết toàn dân, xét từ góc độ chính trị.

Thế còn về mặt tâm lý? Rõ ràng là "trở thành doanh nhân", tiến lên thành doanh nhân xuất sắc, thành đạt thành những "ngôi sao đỏ" đang là mục tiêu khát vọng của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ học đường và ngoài xã hội.

Sự thành đạt của các doanh nhân ở những cấp độ khác nhau đã được xã hội tôn vinh. Họ trở thành một kiểu nhân cách tâm lý xã hội - cá nhân có thực trong cộng đồng được ngưỡng mộ có sức mạnh nêu gương. Và đây đó trong tâm lý xã hội, coi đội ngũ doanh nhân thành đạt như là một loại nhân vật trung tâm của thời kỳ phát triển mới của đất nước, trở thành một kiểu “người anh hùng thời đại". Song cũng lại có không ít nhưng kì thị, thậm chí cả những dè chừng, những "cảnh giác", khiến cho việc tạo lập môi cá trường tâm lý xã hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tư nhân trở thành một trong những nhiệm vụ cần làm tốt mà nghị quyết Trưng ương V khoá IX mới đây đã nêu ra.

Các khái niệm vốn có vai trò như là những công cụ của tư duy trong nhận thức và biến đổi thực tiễn, do vậy nội hàm của khái niệm cần tường minh. Với khái niệm “doanh nhân ", tình hình diễn ra như thế nào?

"Doanh nhân" từ trong cuộc sống thực đã đi vào ngôn ngữ thường ngày và cũng đang từng bước đi vào ngôn ngữ văn bản học thuật, hành chính, chính trị, Song lại chưa có được sự tường minh cần thiết. Do vậy đã hạn chế vai trò nhận biết, định hướng biến đổi thực tiễn của khái niệm công cụ này.

Khái niệm Doanh nhân nhiều khi được thay thế bằng khái niệm Nhà doanh nghiệp, điều này cũng có thể chấp nhận được. Song đồng nhất doanh nhân, Nhà doanh nghiệp có tư cách là những chủ thể cá nhân - những thể nhân với doanh nghiệp - có tư cách là những pháp nhân là một sự nhận thức tuỳ tiện, dễ dãi, ở trình độ ngôn ngữ thường ngày. Lại nữa khái niệm doanh nhân, Nhà doanh nghiệp lại được sử dụng chung cho chủ thể cá nhân thể nhân ở các thành phần kinh tế khác nhau: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, cách dùng khái niệm doanh nhân như vậy chỉ diễn đạt được mặt hoạt động, giao lưu của họ mà không xác định được nhân cách của họ từ trong cốt lõi. Và như chúng tạ đã biết, cốt lõi của nhân cách - nhu cầu - động cơ - định hướng giá trị của nhân cách khiến cho hoạt động - giao lưu của nhân cách mang ý nghĩa xã hội - cá nhân riêng biệt.

Cũng là sản xuất, kinh doanh, song chủ thể của các hoạt động - giao lưu này ở trong các thành phần kinh tế khác nhau - Nhà nước, tập thể, tư nhân sẽ có sự khác nhau về nhân cách. Chúng ta đều biết những quan hệ kinh tế bao giờ cũng đóng vai trò quy định những quan hệ tâm lý, từ đó hình thành nên nhân cách chủ thể của các quan hệ đó. Và quan hệ kinh tế, tức là quan hệ giữa người và người trong các hoạt động kinh tế bao gồm quan hệ sở hữu, quan hệ điều hành và quan hệ phân phối, trong đó quan hệ sở hữu là cơ bản và tiên quyết.

Trong những thành phần kinh tế - sở hữu khác nhau thì các quan hệ kinh tế, quan hệ tâm lý, quan hệ liên nhân cách theo đó là sự hình thành nhân cách của các chủ thể tham gia sẽ không thể giống nhau. Phải chăng đây là vấn đề có ý nghĩa nguyên tắc phương pháp luận khi xác định nội hàm khái niệm doanh nhân, Nhà doanh nghiệp.

Trở lại khái niệm doanh nhân (Nhà doanh nghiệp) đây là một từ khái niệm Hán Việt có nội dung xác định.

Bắt đầu là "Doanh", doanh là lãi, muốn có lãi thì phải sản xuất, buôn bán và coi đó là hoạt động chủ đạo để đạt được cái ý muốn ấy. Lãi càng nhiều càng chứng tỏ sản xuất, buôn bán có hiệu quả, thành đạt, trái với lãi là lỗ, là phá sản. "Doanh nhân" là người làm ăn kiếm lời, là người coi lời lãi là nhu cầu, mục đích, động cơ hoạt động của bản thân mình, coi lời lãi là định hướng giá trị cơ bản của hoạt động và quan hệ của cá nhân mình.

Lãi, lợi nhuận là cái thu về được và vốn tư bản là cái bỏ ra. Lãi và vốn, lợi nhuận và tư bản có quan hệ cặp đôi như hình với bóng. Chỉ khi nào vốn là của tôi thì lãi mới là của tôi. Lợi nhuận của tôi gắn liền với sở hữu cá nhân. Khi ấy "cái của tôi" làm cho "cái tôi” trở nên có cơ sở thực tế, cụ thể, xác định thay vì là viển vông, trừu tượng, mơ hồ. "Cái tôi! như là hạt nhân của nhân cách được xác lập trên cơ sở “cái của tôi!” về mặt sở hữu và lợi nhuận về nhiều mặt tài sản, tiền bạc, trí tuệ, theo đó là quyền lực thực tế.

Hiểu khái niệm doanh nhân như vậy cho phép giới hạn đối tượng: Doanh nhân là những ai thực sự làm chủ các quan hệ kinh tế trong các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân, từ quan hệ sở hữu đến quan hệ điều hành và quan hệ phân phối. Doanh nhân là những "ông chủ” các doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nhân là người chủ sở hữu cá nhân đối với vốn - tiền bạc, tài sản trí tuệ (và cả quyền lực) trong hoạt động chủ đạo - sản xuất, buôn bán, đề đạt được sự gia tăng không ngừng về lợi nhuận - sở hữu tư nhân. Doanh nhân là những ai coi lợi nhuận - sở hữu tư nhân gia tăng không ngừng, là định hướng giá trị cơ bản của hoạt động và quan hệ của bản thân, cũng là lợi ích sống còn của chính mình. Khi đó tất cả những gì còn lại chỉ có ý nghĩa như là công cụ, phương tiện, điều kiện để giải bài toán tối ưu: gia tăng không ngừng lợi nhuận, "nhất bản vạn lợi", "một vốn bốn lời".

Đây là tiếp cận tâm lý học nhân cách với đối tượng, khái niệm doanh nhân, tức là xem doanh nhân như một nhân cách, Khi ấy ta gọi sự vật đúng với tên của nó.

Đương nhiên trong nhân cách doanh nhân còn có những thành phần quan trọng khác, chẳng hạn như một trình độ tư duy kinh tế thị trường nhạy bén, sắc sảo, một ý thức pháp lý rõ ràng, đúng đắn, một phong cách ứng xử khéo léo, tế nhị trong giao tiếp kinh doanh và cũng cần cả sự táo bạo, mạo hiểm, quyết đoán của một bản lĩnh nghề nghiệp kinh doanh vốn luôn đầy biến động, rủi ro. Các thành phần đó gia nhập cấu trúc nhân cách doanh nhân vận động, biến đổi theo lời nhuận như là định hướng giá trị cơ bản, hạt nhân của nhân cách.

Và cũng đương nhiên, doanh nhân cũng là một con người, con người Việt Nam trong mắt lưới của các quan hệ xã hội từ gia đình, dòng họ đến cộng đồng dân cư, chịu sự điều tiết của hệ giá trị truyền thống đang biến đổi theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong tư cách là một con người, một công dân, doanh nhân còn cần có những phẩm chất khác như lòng nhân ái, lòng yêu nước, tự hào tự trọng dân tộc.

Môi trường hoạt động rộng mở quan hệ giao tiếp đa chiều trong một con người với các vai trò và vị thế xã hội khác nhau, nhiều khi mâu thuẫn, xung đột nhau ngay từ định hướng giá trị khiến cho sự hình thành nhân cách doanh nhân diễn ra không ít trắc trở từ bên trong, đòi hỏi doanh nhân phải tự vượt lên chính mình để khẳng định vai trò vị trí của mình trong cộng đồng và trên doanh trường - ở những doanh nhân thành đạt, toả sáng phẩm giá nhân cách của những người được tôn vinh là "ngôi sao đỏ", chúng ta nhận ra điều ấy. Và một môi trường xã hội pháp lý và tâm lý lành mạnh sẽ tạo ra những điều kiện khách quan thuận lợi cho sự ra đời ngày càng đông đảo đội ngũ doanh nhân, những người sản xuất buôn bán giỏi làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho xã hội trong sự thống nhất giữa ích nước với lợi nhà.

Nhớ lại gần 10 năm trước đây, trong Hội thảo quốc gia Tâm lý học với sản xuất và kinh doanh" tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội, chủ đề Tâm lý học xã hội - nhân cách doanh nhân đã được nêu ra như là những nét phác thảo, những mong đợi lí thuyết. Thời gian đi qua, cuộc sống vận động theo những định hướng lớn ngày càng sáng tỏ và có hệ thống, tạo tiền đề cho tâm lý học đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu của mình, góp phần phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Trong bối cảnh ấy, chắc chắn chủ đề "Doanh nhân anh là ai?” sẽ được quan tâm đúng mức.
Về Đầu Trang Go down
 
Doanh nhân là ai?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Công bằng với doanh nhân
» Đọc Tam Quốc bàn kinh doanh: C.E.O Khổng Minh!
» 4 bài học thành công trong kinh doanh
» Khởi sự kinh doanh,lúc nào là hợp lý?
» Kinh doanh “xác chết”...

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
A7-KDQT :: Diến đàn kinh tế trẻ :: Quản trị kinh doanh-
Chuyển đến